0

Hình ảnh con cò trong bài Con cò của Chế Lan Viên được gợi ra trực tiếp từ những câu ca dao và đến với tâm hồn tuổi ấu thơ một cách vô thức. Hãy phân tích.

Hình ảnh con cò trong bài Con cò của Chế Lan Viên được gợi ra trực tiếp từ những câu ca dao và đến với tâm hồn tuổi ấu thơ một cách vô thức. Hãy phân tích.

Ở đoạn đời đầu tiên, khi con còn nằm ngửa, tình mẹ gửi trong từng câu hát ru quen thuộc:

Hình ảnh con cò cứ thấp thoáng gợi ra từ những câu ca dao dùng làm lời hát ru. Ở đây, nhà thơ chi dùng lại vài từ trong mỗi câu ca dao xưa vừa gợi lại lời ru vừa gợi lại ít nhiều sự phong phú trong ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò. Trong câu hát ru có hình ảnh quê hương, có cánh đồng cò bay thẳng cánh, có hình ảnh những cuộc đời lam lũ, tảo tần một nắng hai sương nuôi con khôn lớn, có những số phận đắng cay tủi nhục và có cả tình yêu thương bao la, những vỗ về âu yếm mẹ luôn dành cho con. Con còn bế trên tay, nào biết được ý nghĩa của những câu ca dao trong lời ru của mẹ:

Qua lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đã đi vào tâm hồn trẻ thơ một cách vô thức và theo đó là cả điệu hồn dân tộc. Đứa trẻ được vỗ về trong những âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru để đón nhận bằng trực giác tình yêu và sự chở che của mẹ. Thấm đẫm trong lời hát là những xúc cảm yêu thương trào dâng trong trái tim của mẹ:

Và:

Mẹ thương con cò trong ca dao lận đận, mẹ dành cho con bao tình yêu thương, cánh tay dịu hiền của mẹ che chở cho con, lời ru câu hát êm đềm và dòng sữa mẹ ngọt ngào đã nuôi con khôn lớn. Tình mẹ nhân từ, rộng mở với những gì nhỏ bé đáng thương, đáng được che chở. Lời thơ như nhịp vỗ về thể hiện sự yêu thương dào dạt vô bờ bến.

Những cảm xúc yêu thương ấy làm nên chiều sâu của lời ru, mang đến cho con giấc ngủ yên bình, hạnh phúc trong sự ôm ấp, chở che của tiếng ru lòng mẹ:

Vì thế, cho dù không hiểu, cho dù là cảm nhận vô thức nhưng trái tim bé nhỏ của con đã được hiểu thế nào là tình mẹ. Đoạn thơ khép lại những hình ảnh thanh bình của cuộc sống, bằng những giấc nồng say của trẻ thơ.