Đề cương thực tập Tốt nghiệp Marketing

6 6.4K 26
Đề cương thực tập Tốt nghiệp Marketing

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thực tập tốt nghiệp là loại hình làm tốt nghiệp dành cho sinh viên hoàn thành các quy định học tập

Đề cương Thực tập tốt nghiệp Trang 1 / 6 ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH MARKETIN tốt nghiệp marketing' title='đề cương thực tập tốt nghiệp marketing'>Đề cương Thực tập tốt nghiệp Trang 1 / 6 ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH MARKETING tập tốt nghiệp ngành marketing' title='đề cương thực tập tốt nghiệp ngành marketing'>Đề cương Thực tập tốt nghiệp Trang 1 / 6 ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH MARKETING HỆ ĐẠI HỌC MSMH: MK450DV01 A. Mục tiêu chung Thực tập tốt nghiệp là loại hình làm tốt nghiệp dành cho sinh viên hoàn thành các quy định học tập đúng hoặc vượt tiến độ. Kỳ thực tập tốt nghiệp yêu cầu sinh viên thực tập toàn thời gian tại doanh nghiệp trong suốt 15 tuần với những mục tiêu cụ thể sau đây: – Giúp sinh viên hội nhập vào môi trường thực tế của doanh nghiệp và thông qua đó hiểu sâu cơ cấu tổ chức và nắm rõ được sự vận hành của doanh nghiệp nhằm đáp ứng khả năng hội nhập nhanh thực tế doanh nghiệp khi đi làm việc chính thức. – Vận dụng những kiến thức đã học vào công việc marketing tại doanh nghiệp nhằm thực hành các kiến thức đồng thời áp dụng các kiến thức đã học để tìm ra các giải pháp giúp gia tăng hiệu quả công tác marketing tại nơi thực tập. – Biết cách ứng xử chuyên nghiệp trong các mối quan hệ tại doanh nghiệp. Kết thúc đợt thực tập sinh viên sẽ có các kiến thức học thuật về marketing và kinh nghiệm thực tế tại doanh nghiệp để bước vào giai đoạn mới đầy hứa hẹn nhưng cũng rất nhiều thách thức – giai đoạn chính thức cuộc đời làm việc. B. Kiến thức đã được trang bị Sinh viên thực tập tốt nghiệp thường đã học từ 6-7 học kỳ với khối lượng tín chỉ tích lũy từ 125 đến 137 tín chỉ với các kiến thức đã học như sau: – Các công cụ phân tích định lượng. – Các nguyên lý quản trị và kinh tế học cơ bản. – Các kiến thức tổng quan về marketing. – Các kỹ năng và kiến thức thiết yếu để truyền thông thành công thông điệp, thấu hiểu hành vi người tiêu dùng, nghiên cứu thị trường. – Sử dụng các kỹ thuật chiêu thị thích hợp và áp dụng các chiến lược marketing để giải quyết các vấn đề và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Đề cương Thực tập tốt nghiệp Trang 2 / 6 – Các kiến thức về tiến trình marketing, từ việc xác định và thiết kế các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, cho đến thiết kế, sáng tạo bao gói, xác định giá, tổ chức quảng cáo, phân phối, chiêu thị và các dịch vụ hỗ trợ. Cụ thể, ngoài các môn học quản trị nói chung, sinh viên đã được trang bị các kiến thức chyên ngành marketing thông qua các môn học: – Marketing căn bản – Hành vi người tiêu dùng – Nghiên cứu Marketing – Quản trị hệ thống phân phối – Quản trị truyền thông marketing tích hợp (IMC) – Quản trị Marketing – Quan hệ công chúng – Quản trị nhãn hiệu – Quản trị marketing B2B – Marketing Dịch vụ Ngoài ra, sinh viên còn được học 3 trong số các môn học tự chọn sau đây: – Chiến lược định giá – Quản trị sản phẩm – Quản trị bán hàng – Quản trị bán lẻ – Marketing quốc tế – Marketing trực tiếp – Marketing Điện tử – Quản trị quan hệ khách hàng (CRM) C. Công việc chuẩn bị trước khi thực tập – Chuẩn bị resume (CV) và cover letter, kỹ năng phỏng vấn, gửi thông tin đến các công ty có nhu cầu tuyển thực tập sinh trong lĩnh vực quan tâm. – Sinh viên được khuyến khích tự tìm chỗ thực tập liên quan đến chuyên ngành học. Trong trường học phải nhờ nhà trường tìm chỗ thực tập thì sinh viên phải chấp nhận chỗ được giao dù sau đó có tự tìm được chỗ khác mà sinh viên cho là tốt hơn. Việc tự ý bỏ chỗ thực tập mà nhà trường tìm sẽ bị hình thức kỷ luật cao nhất là bị 0 điểm. – Sinh viên sau khi có chỗ thực tập phải chuyển phiếu tiếp nhận thực tập cho cơ quan tiếp nhận điền vào và gửi lại văn phòng Khoa Kinh tế - Thương mại. – Sinh viên nên tự ghi ra những mục tiêu, mong muốn đạt được từ đợt thực tập để sau này so sánh với những gì thực sự đạt được. (xem Danh mục các sản phẩm thực tập) Đề cương Thực tập tốt nghiệp Trang 3 / 6 D. Công việc thực tập sinh có thể hỗ trợ – Thực hiện kế hoạch công việc theo thời gian – Tìm hiểu – quan sát – học hỏi các thông tin về nghiệp vụ chuyên môn: kinh doanh, marketing, tài chính, vận hành, … – Xây dựng thông tin về khách hàng – Gặp gỡ – trao đổi – tư vấn khách hàng; soạn thảo tài liệu – hợp đồng kinh doanh; thương lượng, ký kết hợp đồng kinh doanh; triển khai thực hiện hợp đồng; chăm sóc khách hàng, … – Lập các báo cáo về hoạt động kinh doanh – Lập kế hoạch kinh doanh tổng thể – chi tiết – Các công tác về tổ chức, quản trị, hành chính – văn phòng E. Yêu cầu cần đạt – Sinh viên phải bảo đảm thực tập toàn thời gian (8 giờ một ngày, 5-6 ngày trong một tuần tùy theo lịch làm việc của doanh nghiệp) trong suốt thời gian 15 tuần thực tập. Việc không tuân thủ đủ thời gian thực tập sinh viên có sẽ bị kỷ luật với mức cao nhất là đình chỉ thực tập và bị 0 điểm; – Sinh viên phải nắm được bộ phận chức năng của doanh ngiệp cũng như sự vận hành của các phòng ban nơi doanh nghiệp thực tập. – Ngoài các công việc hành chánh liên quan, sinh viên ngành Marketing khi thực tập cần quan tâm đặc biệt đến các hoạt động cung ứng, quản lý kho, sản xuất, phát triển sản phẩm mới, bán hàng, phân phối, thương hiệu và chiêu thị… của doanh nghiệp. – Sinh viên thực tập chịu sự phân công của người hướng dẫn và phải đảm bảo thực hiện tốt công việc được giao trong khả năng của mình. – Tôn trọng kỷ luật và nội quy doanh nghiệp, có tác phong nghiêm túc, cẩn thận và hết lòng vì công việc; sẵn sàng học hỏi, tiếp thu kiến thức mới với tinh thần cởi mở, tranh thủ sự giúp đỡ của cán bộ công nhân viên tại nơi thực tập và phải đảm bảo thực hiện tốt công việc được giao trong khả năng của mình; – Đảm bảo thực hiện tốt công việc tại nơi thực tập với trách nhiệm cao, chính xác, đúng thời hạn, đảm bảo các nguyên tắc bí mật về các thông tin, số liệu, dữ liệu của đơn vị thực tập; – Tạo mối quan hệ tốt với nhân viên và khách hàng trong và ngoài doanh nghiệp thực tập; – Tham gia đầy đủ, tích cực các hoạt động và phong trào tại đơn vị thực tập; tận dụng các cơ hội học tập thực tiễn do doanh nghiệp tổ chức như các chương trình đào tạo, hội thảo, …; – Hoàn thành nhiệm vụ, công việc được giao; sắp xếp thời gian viết báo cáo thực tập tốt nghiệp có chất lượng và đúng thời hạn quy định. F. Các thông tin cần thiết – Thời gian thực tập – Phản ánh thực tập – Hạn nộp báo cáo Đề cương Thực tập tốt nghiệp Trang 4 / 6 – Lịch thuyết trình báo cáo – Thư ký Khoa hỗ trợ Các thông tin sẽ được giảng viên điều phối Thực tập công bố chi tiết G. Các tài liệu, hồ sơ cần phải nộp sau đợt thực tập 1) Sổ nhật ký thực tập: – Viết theo ngày – Nội dung công việc – Kết quả thực hiện – Vấn đề gặp phải trong ngày hôm đó và việc ứng dụng các kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng phân tích để giải quyết vấn đề – Sổ nhật ký phải được công ty xác nhận theo tuần. 2) Phiếu nhận xét sinh viên thực tập của cơ quan tiếp nhận 3) Báo cáo thực tập (xem hướng dẫn về cấu trúc của báo cáo phía dưới) H. Tính trung thực trong học thuật Trường Đại học Hoa Sen cam kết thực hiện tiêu chuẩn liêm chính trong học thuật cho mọi sinh viên. Sinh viên chịu trách nhiệm cho việc hoàn thành một cách trung thực các công việc của mình và tôn trọng các nỗ lực về mặc học thuật của những người khác. Sinh viên sẽ bị kỹ luật nếu vi phạm các vấn đề về học thuật sau đây: – Cố gắng tích điểm hoặc lũy tín chỉ thông qua công việc hoặc nỗ lực của người khác mà không được sự cho phép hoặc không trích dẫn. – Sử dụng các tài liệu và dữ liệu trái phép trong các bài tập học thuật (đặc biệt các tài liệu được yêu cầu không công bố của doanh nghiệp). – Giả mạo hoặc sửa chữa các văn bản, tài liệu học thuật và các bằng cấp, chứng chỉ (đặc biệt phiếu chấm điểm cảu cơ quan thực tập) – Cố tình làm ảnh hưởng đến hiệu quả thực tập của các sinh viên khác – Hỗ trợ sinh viên khác thực hiện các hành vi trên. TTTN cũng là một môn học, và các hình thức sau đây sẽ bị 0 điểm cho các hoạt động tương ứng hoặc toàn bộ kỳ thực tập tốt nghiệp: – Gian lận trong tực tập (không bảo đảm đủ thời lượng thực tập nhưng cố tình dấu). – Cộng tác với người khác trong các công việc cá nhân, trái với các quy định của thực tập tốt nghiệp. – Nộp báo cáo mà báo cáo đó có một phần hoặc toàn bộ là bài tập của một người khác. – Nộp báo cáo mà báo cáo đó có các ý tưởng, các nghiên cứu, các dữ liệu của người hoặc tổ chức khác mà không trích dẫn rõ ràng hoặc cho phép. Đề cương Thực tập tốt nghiệp Trang 5 / 6 – Nộp báo cáo mà báo cáo đó đã được trình bày hoặc thực hiện cho một môn học khác trước đó mà không được cho phép trước khi thực hiện. – Giúp đỡ sinh viên khác làm bài trái với các quy định – Cố ý làm ảnh hưởng đến hiệu quả làm bài của sinh viên khác I. Đánh giá môn học Sinh viên đăng ký học môn “Thực tập tốt nghiệp” được đánh giá theo các thành phần sau: 1) Sổ nhật ký thực tập (được xem xét cho điểm thêm từ 0.5 đến 1 điểm nếu sinh viên không có danh mục sản phẩm thực tập) 2) Phiếu nhận xét của cơ quan tiếp nhận thực tập (20%) 3) Báo cáo thực tập (20%) 4) Trình bày báo cáo thực tập (60%) 5) Danh mục sản phẩm thực tập (không bắt buộc. Nếu có làm, sinh viên nhận được điểm thưởng từ 1 đến 2 điểm tùy vào mức độ chi tiết, đầy đủ và chính xác) Cấu trúc chung của bài báo cáo thực tập tốt nghiệp: Các trang thông tin tổng quát – [i] Trang bìa – [ii] Trang dẫn – [iii] Tóm tắt [Trích yếu] – [iv] Lời cảm ơn – [v] Mục lục – [vi] Danh mục bảng biểu (nếu có) – [vii] Danh mục hình ảnh (nếu có) – [viii] Danh mục từ viết tắt (nếu có) Các trang thông tin chính – Mở đầu [Đặt vấn đề] – [1] Tổng quan công ty thực tập (thông tin liên hệ, hình thức sở hữu, ngành hoạt động) – [2] Thực trạng hoạt động (sản phẩm/dịch vụ, nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, tình hình kinh doanh trong thời gian gần đây) – [3] Công việc thực hiện – [4] Những vấn đề đã phát hiện trong thời gian thực tập hoặc làm việc – [5] Cơ sở lý luận (không bắt buộc. Nếu nêu đúng sẽ được cộng điểm thưởng) – [6] Cách giải quyết vấn đề. – [7] Phân tích hiệu quả của các giải pháp sinh viên đề xuất đã được/không được công ty đưa vào áp dụng. Đề cương Thực tập tốt nghiệp Trang 6 / 6 – [8] Nhận xét và đề xuất – Kết luận Các trang thông tin tổng quát (tt) – [ix] Tài liệu tham khảo (nếu có) – [x] Phụ lục (nên đưa danh mục sản phẩm thực tập vào đây nếu có) – [xi] Nhận xét của công ty thực tập – [xii] Nhận xét của giáo viên hướng dẫn – [xiii] Thông tin liên hệ sinh viên Một số đề tài gợi ý: – Cải thiện hoạt động bán hàng; – Cải thiện hoạt động marketing; – Lập kế hoạch marketing cho sản phẩm hoặc dịch vụ; – Lập và chạy chương trình truyền thông marketing tích hợp (IMC); – Xây dựng chiến lược kinh doanh cho sản phẩm hoặc dịch vụ, xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm hoặc dịch vụ. . 1 / 6 ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH MARKETING HỆ ĐẠI HỌC MSMH: MK4 50DV01 A. Mục tiêu chung Thực tập tốt nghiệp là loại hình làm tốt nghiệp. Kiến thức đã được trang bị Sinh viên thực tập tốt nghiệp thường đã học từ 6-7 học kỳ với khối lượng tín chỉ tích lũy từ 125 đến 137 tín chỉ với các kiến

Ngày đăng: 26/08/2013, 14:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan