Bài giảng: Hồi trống cổ thành trích hồi 28 Tam quốc diễn nghĩa

8 29.7K 272
Bài giảng: Hồi trống cổ thành trích hồi 28 Tam quốc diễn nghĩa

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bài giảng: Hồi trống cổ thành trích hồi 28 Tam quốc diễn nghĩa

HỒI TRỐNG CỔ THÀNH (Trích hồi 28 - Tam quốc diễn nghĩa –La Quán Trung). Người soạn: Sa Thị Hằng Nga. GVHD: Nguyễn Thị Hậu. C2. Tiết 2 (Dạy tiết 4 thứ 2 ngày 16/03/2009 tại lớp 10C4). I. Ổn định lớp: Học sinh trật tự. Kiểm tra sĩ số, vệ sinh. II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần tóm tắt đoạn trích trong vở soạn của 3 học sinh. III. Giới thiệu bài mới: Tiết học trước chúng ta phần nào đã được những hiểu biết nhất định về tác giả La Quán Trung và tác phẩm tiểu thuyết chương hồi tuyệt tác của văn học Trung Quốc thời Minh – Thanh: Tam Quốc diễn nghĩa cũng như bước đầu tiếp cận văn bản: Hồi trống Cổ Thành - một trích đoạn thuộc hồi 28 của tác phẩm này. Các em đã nắm được những nét chính của đoạn trích qua phần tóm tắt, phân đoạn và hiểu được phần nào diễn tiến cũng như sự hoá giải mâu thuẫn giữa Quan Công và Trương Phi . Bài học của chúng ta hôm nay sẽ phân tích cụ thể tính cách nhân vật Trương Phi, Quan Công và lí giải ý nghĩa âm vang hồi trống Cổ Thành. Hoạt động của GV – HS Nội dung cần đạt GV: Giới thiệu về Trương Phi:  Là một trong ba người anh em kết nghĩa vườn đào.  Đứng thứ hai trong Ngũ hổ tướng.  dung mạo phi phàm: mình cao tám thứơc, đầu báo, mắt tròn, râu hùm hàm I. Vài nét về tác giả tác phẩm. II. Đọc hiểu văn bản. 1. Nhân vật Trương Phi (Dực Đức) (20p). 1 én, tiếng vang như sấm, dáng như ngựa phi và sức mạnh bằng mười vạn quân. Tay cầm ngọn xà mâu dài một trượng tám thước. ( Ngoại hình của một võ tướng nóng nảy, thẳng thắn)  Là người anh hùng, chính trực, nóng tính. GV: Qua lời giới thiệu gián tiếp của người dân địa phương và lời giới thiệu của tác giả, Trương Phi hiện lên như thế nào? Lời giới thiệu ấy cho biết điều gì về tính cách nhân vật? HS trả lời. GV: Sau khi gián tiếp giới thiệu nhân vật, Trương Phi đã được miêu tả trực tiếp qua lời nói và hành động cụ thể. Khi nghe tin Quan Công đến, Trương Phi thái độ và hành động gì, thái độ và hành động ấy nói lên điều gì? HS trả lời. GV: Thường thì anh em lâu ngày gặp nhau là hân hoan đón tiếp, hỏi han ân cần. Trương Phi chào đón Quan Công như thế không? Vậy Trương Phi đã ứng xử với Quan Công như thế nào? HS trả lời. • Giới thiệu gián tiếp về Trương Phi  Lời kể của dân địa phương  Lời giới thiệu của tác giả  Trương Phi tính tình nóng nảy, liều lĩnh, anh hùng. • Giới thiệu trực tiếp về Trương Phi:  Trương Phi khi nghe tin Quan Công đến: - Thái độ: Chẳng nói chẳng rằng - Hành động: lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa đi tắt ra cửa Bắc.  Cái im lặng của Trương Phi là cái im lặng chất chứa, sục sôi một mối căm hờn bức thiết cần được giải quyết bằng hành động.  Trương Phi khi giáp mặt Quan Công: - Thái độ: mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngựơc, hò hét như sấm - Hành động: múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công (2 lần) - Kết luận về Quan Công: Thằng phụ nghĩa. 2 GV: Tại sao Trương Phi lại cách ứng xử như thế. HS: Tại vì Trương Phi lập trường kiên định, rạch ròi về trung thần, đại trượng phu. Nghi ngờ người anh phản bội lời thề nguyền anh em tại vườn đào. Đối với người tiết nghĩa như thế kẻ phản bội bị coi khinh, đáng lên án và phải bị trừng phạt. GV: Căn cứ vào đâu mà Trương Phi nảy sinh mối ngờ vực với Quan Công? Qua đó em hiểu thêm gì về Trương Phi? HS trả lời. GV: Khi nghe tin Sái Dương đến, mối ngờ vực của Trương Phi tăng lên đến đỉnh điểm, vậy Trương Phi đã làm gì? ý - Xưng hô: mày – tao - thằng – nó. - Thái độ và hành động của Trương Phi được miêu tả bằng những động từ mạnh liên tiếp với nhịp văn nhanh, mạnh thể hiện sự tức giận đến hung dữ, thô bạo, lối xưng hô miệt thị, lỗ mãng như với kẻ thù - Lập trường tư tưởng của Trương Phi: Trung thần thà chịu chết không chịu nhục. lẽ đâu đại trượng phu lại thờ hai chủ?  Lâp trường tư tưởng về đại trượng phu của con người cương trực; phân định trắng đen, đúng sai rạch ròi; trọng nghĩa tình. - Lập luận của Trương phi về thằng phụ nghĩa: Mày:  bỏ anh  hàng Tào  được phong hầu tứ tước  đến đây đánh lừa tao  lừa dối đấy  đâu bụng tốt  lại đây là để bắt ta đó  Lập luận một chiều, không để tâm suy xét bản chất sự việc, kết luận sự việc vội vàng theo lập trường cá nhân nhất quán, kiên định. 3 kiến cho rằng “ nóng như Trương Phi” còn là nóng lòng muốn biết sự thật, nóng lòng xác định phải trái đúng sai, chứ không phải chỉ là nóng nảy do cá tính gàn dở. Em đồng ý không? Tại sao? HS trả lời. GV: Bao nhiêu uất ức, bao nhiêu mối ngờ vực đã dồn vào cánh tay gấp gáp, hối hả của Trương Phi rồi bật lên thành tiếng trống hối hả, gay cấn. Đó là cách của Trương Phi phân biệt đúng sai bằng mũi tên, đường giáo, kiểm định chữ nghĩa bằng sự sống và cái chết. GV: Sau khi Quan Công lấy được đầu Sái Dương, Trương Phi ứng xử thế nào? Qua đó em thấy được điều gì ở con người này? HS trả lời. GV: Như vậy nhân vật Trương Phi trong đoạn trích này được khắc họa nổi bật ở nét tính cách nào? HS trả lời. GV: La Quán Trung đã rất thành công khi khắc hoạ nhân vật Trương Phi. Nghệ thuật miêu tả nhân vật Trương Phi ở đây như thế nào? GV: Theo Trần Xuân Đề nhận xét về Trương Phi, đoạn viết: Lòng cương trực quyết định lối sống cương trực. Trương Phi sống ngay thẳng,  Trương Phi khi nghe tin Sái Dương đến: - Thách Quan Công chém đầu Sái Dương trong ba hồi trống. - Thẳng cánh đánh trống  Trương Phi gấp gáp, nôn nóng muốn biết sự thật, tỏ thái độ mạnh mẽ, dứt khoát của con người trung thực.  Trương Phi sau khi Quan Công đã lấy được đầu Sái Dương: - Hỏi kĩ tên lính việc ở Hứa Đô - Nghe hết chuyện Quan Công đã trải qua - Rỏ nước mắt khóc, thụp lạy Vân Trường  Trương Phi là con người thận trọng.  Trương Phi là con người biết phục thiện.  Trương Phi là con người nóng nảy nhưng cương trực, ngay thẳng, nghĩa tình, biết phục thiện. Đó là hình ảnh đẹp của con người thượng võ.  Tính cách ấy được lột tả đậm nét là thằng lợi của nghệ thuật miêu tả nhân vật Trương Phi qua ngoại hình, hành động, ứng xử của nhân 4 đường hoàng, không dung hoà nhân nhượng, không quanh co giấu giếm, thẳng như làn tên bắn, trong sáng như gương soi. GV: Giới thiệu Quan Công là  Một trong ba anh em kết nghĩa vườn đào.  Một dũng tướng đứng đầu Ngũ hổ tướng.  Nhân vật tuyệt nghĩa của Tam Quốc diễn nghĩa.  Ngoại hình: Mình cao tám thước, râu dài hai thước, mặt đỏ như gấc, môi tô như son, mắt phượng mày ngài, oai phong lẫm liệt. ( Ngoại hình của con người tiết nghĩa, khí phách) GV: Trước khi gặp Trương Phi, nhân vật Quan Công đã trải qua những tháng ngày như thế nào? HS trả lời Tại sao nói cửa quan thứ 6 này là khó khăn nhất đối với Quan Công. HS trả lời GV: Khi gặp Trương Phi, Quan Công ứng xử ra sao? Ứng xử của Quan Công nói lên điều gì ? HS trả lời vật. 2. Nhân vật Quan Công(10p)  Trước khi vào đoạn trích, Quan Công đã: - Thân tại doanh Tào, tâm tại Hán. - Vượt qua 5 cửa quan, chém 6 tướng giặc đưa hai chị tìm về với Lưu Bị.  Tiết nghĩa, tận trung, dũng mãnh.  Đến cửa quan thứ 6, gặp gỡ Trương Phi, Quan Công bị kết tội là phụ nghĩa.  Đây là cửa quan khó khăn nhất đối với Quan Công vì nó là cửa quan của nghĩa tình chứ không đơn giản là chuyện binh đao.  Ứng xử của Quan Công: - Mừng rỡ vô cùng(…) tế ngựa lại đón. - Vội tránh mũi mâu. - Lời lẽ mềm mỏng, ôn tồn giải thích 5 GV: Khi cờ Tào và Sái Dương xuất hiện, mối ngờ vực của Trương Phi đẩy lên đỉnh điểm, Quan Công đã làm gì để hoá giải mâu thuẫn ấy? Hành động ấy nói lên điều gì về Quan Công? HS trả lời. GV: Qua những gì đã phân tích ở trên em hãy cho biết tính cách Quan Công được bộc lộ trong đoạn trích là gì? HS: Trả lời GV : Vầng hồng sáng mãi dạ Quan Công! (Hồ Chí Minh) GV: Tính cách ấy được khắc họa thành công nhờ nghệ thuật miêu tả nhân vật tài tình của La Quán Trung. Nghệ thuật miêu tả nhân vật Quan Công như thế nào? GV: Hồi trống Cổ Thành được tả như thế nào? Em nhận xét gì về cách miêu tả này? HS trả lời. GV: Theo em, con số 3 hồi trống ý nghĩa gì? HS: Ba hồi trống là dụng ý nghệ thuật của tác - Nhờ hai chị dâu thanh minh  Quan Công là người độ lượng, từ tốn, chín chắn, nhẫn nại.  Khi cờ Tào và Sái Dương xuất hiện - Quan Công lâm vào thế bí khó lí giải tấm lòng trung của mình. - Quan Công nhận lời giao chiến với tướng Tào để hoá giải mối ngờ vực - Quan Công chém đầu Sái Dương khi chưa dứt một hồi trống.  Quan Công tài năng, khí phách.  Quan Công là người thông minh, mưu trí, chính trực, độ lượng, bình tĩnh, biết chớp thời để biến từ thế bị động sang thế chủ động.  Nghệ thuật miêu tả nhân vật thông qua ngoại hình, lời nói và hành động. 3. Âm vang hồi trống Cổ Thành (10p) - Tả bằng 3 câu ngắn gọn: Quan Công chẳng nói một lời, múa long đao xô lại, Trương Phi thẳng cánh đánh trống. Chưa dứt một hồi, đầu Sái Dương đã lăn dưới đất. Quân Tào chạy tan tác. =>Cô đọng, hàm súc, nhiều ý nghĩa - Hồi trống tạo âm vang chiến trận hào 6 giả đối với Trương Phi. Mặc dù rất giận anh mình nhưng thẳm sâu trong tâm thức vẫn còn tình anh em nên muốn lấy cuộc thách đấu này để thử thách anh mình. Nếu lấy một hồi mà Quan Công không lấy được đầu Sái Dương thì sẽ phải nhận cái chết từ Trương Phi giành cho kẻ bội nghĩa, đó là điều mà Trương Phi không muốn. Nếu lấy 5 hồi thì thời gian lại quá dài không xứng với tài năng của Quan Công mà Trương Phi nóng nảy cũng không đủ kiên nhẫn để chờ đợi. GV: Lời thách thức đưa ra ba hồi trống nhưng Quan Công chỉ cần chưa đầy một hôì đã lấy được đầu Sái Dương. Ý nghĩa của một hồi trống ấy? HS:Biết bao uất ức của Quan Công, biết bao phẫn nộ của Trương Phi đã dồn nén, đặc lại trong một hồi trống ấy. Nó là khoảng thời gian giàu kịch tính nhất của đoạn trích. GV: Vì sao đoạn trích này tên Hồi trống Cổ Thành? Tại sao nói: Nếu không chi tiết Trương Phi thẳng tay giục trống thì đoạn văn sẽ tẻ nhạt, mất hết ý vị Tam Quốc? HS trả lời. Liên hệ: Qua bài học, em rút ra được kinh nghiệm gì trong cuộc sống, trong tình hùng, tạo đỉnh điểm cho cuộc xung đột đầy kịch tính. - Hồi trống giải nghi với Trương Phi, ngợi ca tính cương trực, dứt khoát của Trương Phi. - Hồi trống minh oan cho Quan Công, ngợi ca khí phách, tài năng của Quan Công. - Hồi trống thách thức và đoàn tụ, biểu tượng của nghĩa tình anh em. 4. Tổng kết:  Nội dung  Ngợi ca tấm lòng trung thực, ngay thẳng của Trương Phi.  Ngợi ca tinh thần nghĩa hiệp, sự thông minh, đức khiêm nhường của Quan Công.  Âm vang hồi trống Cổ Thành hội tụ 7 bạn? HS: Bài học: Rút ra cách ứng xử trong cuộc sống: bình tĩnh, độ lượng, không được nóng vội. Trân trọng tình bạn, tình anh em, tôn trọng sự thật, chính nghĩa. GV: Em hãy tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản Hồi trống Cổ Thành. HS: Tổng kết. GV: Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK tr 79 HS: Đọc ghi nhớ. anh em, ngợi ca nghĩa tiết thuỷ chung.  Nghệ thuật  Nghệ thuật kể chuyện li kì, hấp dẫn với tình huống mâu thuẫn giàu kịch tính.  Khắc hoạ đậm nét tính cách nhân vật qua ngoại hình, lời nói, hành động.  Ngôn ngữ ngắn gọn, súc tích. Ghi nhớ: SGK. IV. Bài về nhà: 1. Viết đoạn văn phát biểu suy nghĩ về nhân vật Trương Phi. 2. Làm bài tập, học bài và soạn bài Truyện Kiều phần I về tác giả Nguyễn Du. 8 . HỒI TRỐNG CỔ THÀNH (Trích hồi 28 - Tam quốc diễn nghĩa –La Quán Trung). Người soạn: Sa Thị Hằng. chương hồi tuyệt tác của văn học Trung Quốc thời Minh – Thanh: Tam Quốc diễn nghĩa cũng như bước đầu tiếp cận văn bản: Hồi trống Cổ Thành - một trích

Ngày đăng: 06/04/2013, 14:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan