Phân tích môi trường bên trong và bên ngoài của Công ty Sữa đậu nành Việt Nam (Vinasoy) và đưa ra chiến lược Marketing phù hợp

31 14.5K 46
Phân tích môi trường bên trong và bên ngoài của Công ty Sữa đậu nành Việt Nam (Vinasoy) và đưa ra chiến lược Marketing phù hợp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam hiện nay đang trong giai đoạn hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, điều này đã tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều hướng thuận lợi phát triển. Trong môi trường kinh doanh luôn biến động thì bên cạnh những cơ hội phát triển, nó cũng gây áp lực buộc các doanh nghiệp Việt Nam muốn tồn tại và phát triển thì phải có những chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế.Trong những năm qua và hiện nay, Công ty Sữa đậu nành Việt Nam (Vinasoy) là một trong những công ty chuyên nghiệp hàng đầu trong việc sản xuất và cung ứng ra thị trường những sản phẩm làm từ đậu nành. Với hai nhà máy tại Việt Nam cùng 15 năm hình thành và phát triển, Vinasoy đã trở thành thương hiệu bán chạy số 1 Việt Nam, chiếm 72% thị phần sữa đậu nành toàn quốc – theo nguồn số liệu của công ty Nielsen khảo sát thị trường bán lẻ Việt Nam từ năm 2011 đến 2012.Tuy nhiên, bên cạnh những thành công hiện tại, Vinasoy cũng phải không ngừng nỗ lực, phấn đấu, chống chọi với sự cạnh tranh từ các Công ty sữa đậu nành nội địa khác như Tribeco, Vfresh, Goldsoy cũng như tiềm năng từ việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam tạo điều kiện cho các Công ty nước ngoài tham gia. Do đó, Vinasoy sẽ đối phó với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn và điều này cho thấy, nếu muốn giữ được thị phần và phát triển trong thời gian tới thì cần phải có những chiến lược kinh doanh phù hợp với từng giai đoạn phát triển mới. Xuất phát từ tình hình trên, với mong muốn phân tích, tìm hiểu và đóng góp thiết thực vào sự phát triển, đổi mới của Công ty, tôi chọn đề tài: “Phân tích môi trường bên trong và bên ngoài của Công ty Sữa đậu nành Việt Nam (Vinasoy) và đưa ra chiến lược Marketing phù hợp” để nghiên cứu trong tiểu luận kết thúc môn học Quản trị chiến lược của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Từ việc đúc kết, tổng hợp, hệ thông hóa cơ sở lý luận thông qua quá trình nghiên cứu, đề tài sẽ phân tích, đánh giá những cơ hội và nguy cơ chủ yếu của môi trường bên ngoài và bên trong ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của Công ty. Qua đó trên cơ sở lý luận thực tiễn và lý thuyết để vận dụng, xây dựng, phát triển, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu trong thực trạng công tác xây dựng chiến lược của của Công ty và đưa ra các giải pháp Marketing phù hợp. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh về mặt hàng sữa đậu nành của Công ty nói chung và thực trạng ảnh hưởng môi trường bên ngoài, bên trong của Công ty Sữa đậu nành Việt Nam (Vinasoy). 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài giới hạn nghiên cứu tầm ảnh hưởng từ môi trường bên trong và bên ngoài tại Công ty Vinasoy, với phạm vi nghiên cứu là Công ty Sữa đậu nành Việt Nam (Vinasoy); số liệu thống kê đến hết ngày 31.12.2012. 4. Các phương pháp nghiên cứu Để tài kết hợp cả hai phương pháp định lượng và định tính trong nghiên cứu tiểu luận, các phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê toán, phương pháp chuyên gia 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Ý nghĩa khoa học: Ý nghĩa khoa học được thể hiện ở sự đúc kết, tổng hợp các vấn đề có tính tổng quát chung trong việc xây dựng, triển khai, đánh giá các cơ hội và nguy cơ của môi trường bên ngoài, bên trong và chiến lược Marketing trong các đơn vị sản xuất kinh doanh thực phẩm. - Ý nghĩa thực tiễn: + Đánh giá đúng thực trạng; phân tích những mặt được và tồn tại trong việc xây dựng mô hình ma trận đánh giá các yếu tố Nội, Ngoại vi của Công ty. + Hỗ trợ Vinasoy trong việc xây dựng và đưa ra những nhận định về các yếu tố tác động bên ngoài, bên trong là thuận lợi hay khó khăn của công ty, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh ngày càng khốc liệt với môi trường cạnh tranh luôn biến đổi tại Việt Nam. 6. Kết cấu tiểu luận Nội dung nghiên cứu tiểu luận gồm 3 chương: Chương I: Giới thiệu về Công ty Sữa đậu nành Việt Nam (Vinasoy) – Lịch sử hình thành và phát triển (1997 – 2012) Chương II: Phân tích môi trường bên ngoài Công ty Vinasoy Chương III: Phân tích môi trường bên trong Công ty Vinasoy Chương IV: Phân tích thực trạng và chiến lược Marketing phù hợp cho Công ty Vinasoy CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY SỮA ĐẬU NÀNH VIỆT NAM (VINASOY) – LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN (1997 – 2012) “VẠN SỰ KHỞI ĐẦU NAN”: (1997- 1999) Năm 1997, Vinasoy ra đời với tên gọi ban đầu là Nhà máy sữa Trường Xuân – ấp ủ hoài bão của những người sáng lập về một mùa xuân trường tồn. Với số vốn đầu tư ban đầu 60 tỷ đồng, nhà máy được trang bị một dây chuyền thiết bị hiện đại của tập đoàn Tetra Pak- Thụy Điển công suất 10 triệu lít/ năm, 100 công nhân. Mặt hàng chủ lực của công ty lúc bấy giờ là sữa tiệt trùng, sữa chua và kem, riêng sữa đậu nành Fami chỉ là một sản phẩm nhỏ trong đa dạng sản phẩm. Là một nhà máy non trẻ trong thị trường sữa lúc bấy giờ, Vinaosy phải đối mặt với đầy rẫy những thách thức. Đó là cuộc đua không cân sức trên thị trường sữa với các nhãn hàng có tên tuổi và các hãng sữa ngoại nhập, đó là sự lúng túng trước công nghệ sản xuất mới, đó là sự dàn trải sản phẩm ảnh hưởng đến chất lượng. Và như một quy luật tất yếu, Vinasoy không được thị trường chấp nhận, dẫn đến hoạt động cầm chừng và đứng trước nguy cơ chết yểu. Tổng sản lượng hàng năm chỉ đạt 1,1 triệu lít/ năm với mức lỗ lên đến 30 tỷ (50% tổng vốn đầu tư ban đầu). “VƯỢT KHÓ VÀ THOÁT HIỂM”: (2000-2002) Khó khăn chồng chất khó khăn nhưng Vinasoy vẫn không chùn bước, không ngừng dò dẫm tìm đường để mở lối cho việc sản xuất của nhà máy. Từ việc tìm kiếm mọi nguồn gia công cho các nhãn hiệu khác như kem Wall, đầu tư dây chuyền fino, sản xuất nước tăng lực Lion…cho đến bán kem dạo, chào bán sữa…đó là sự nỗ lực của một tập thể hơn 100 con người để duy trì hoạt động cho công ty. Cuối cùng, mọi nỗ lực của Vinasoy cũng được đền đáp. Sự kiện đánh dấu bước “thoát hiểm” là vào ngày giáng sinh năm 2001, sản phẩm sữa đậu nành Fami được Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ chọn làm sản phẩm sữa đậu nành độc quyền cung cấp cho “Chương trình sữa học đường tại Việt Nam”. Sự kiện này chính là chiếc phao cứu sinh để nhà máy tiếp tục hoạt động và mở ra con đường phía trước. Đây không chỉ là công việc của một nhà sản xuất đơn thuần mà đó là tâm huyết của cả một tập thể nhà máy mang từng hộp sữa đến với trẻ em vùng sâu vùng xa gặp nhiều khó khăn. Suốt 6 năm thực hiện chương trình, đã có gần 60 triệu hộp sữa đậu nành theo chân của Vinasoy đến tận tay gần 500 ngàn lượt học sinh tiểu học ở 6 tỉnh thành. CHUYỂN MÌNH TẠO THẾ TIÊN PHONG: (2002- 2005) Đứng trước xu thế đa dạng hóa sản phẩm với sự xuất hiện nhiều công ty đa lĩnh vực, đa ngành nghề, chúng Vinasoy tiếp tục loay hoay và trăn trở với bài toán khó do thị trường đặt ra. Học hỏi từ chiến lược tập trung trong kinh doanh theo quan điểm của nhà chiến lược hàng đầu thế giới Michael Porter, Vinasoy đã tìm ra đáp án. Năm 2003, nhà máy sữa Trường Xuân trở thành doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên chuyên về sữa đậu nành và mặt hàng tiên phong xâm nhập thị trường là sữa đậu nành Fami. Song song đó, sớm nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu trên con đường trở thành người dẫn đầu, Vinasoy đã chủ động gõ cửa lần lượt 14 nhà tư vấn ở nhiều nơi với một mong mỏi duy nhất là được học hỏi về xây dựng thương hiệu một cách bài bản. Đầu năm 2004, Vinasoy đã tình cờ gặp ông Richard Moore và hoàn toàn bị thuyết phục bởi quan điểm “sức mạnh thương hiệu” của ông, nghĩa là xem thương hiệu như là một "con người" có hình dáng, có tính cách. Và ngày 16/5/2005, thương hiệu Vinasoy với tính cách “thiên nhiên, sáng tạo, tận tâm” ra đời và nhà máy sữa Trường Xuân chính thức đổi thành Công Ty Sữa Đậu Nành Việt Nam - VinaSoy. Đây là bước đầu tiên trên con đường trở thành người dẫn đầu trong ngành sữa đậu nành Việt Nam. DÁM THAY ĐỔI ĐỂ VƯƠN XA: (2005-2009) Không dừng lại ở đó, chúng tôi đã không ngừng tiếp thu, tìm tòi và học hỏi từ trong nước đến ngoài nước về kỹ thuật sản xuất, hệ thống quản lý, xây dựng hệ thống phân phối, xây dựng chiến dịch marketing khác biệt và hiệu quả. Chính sự nỗ lực dám thay đổi đã giúp Vinasoy dần dần trở thành một tập thể chặt chẽ về quản lý, mạnh về chuyên môn và nhạy về thị trường. Chúng tôi đã phát triển mô hình quản lý 4M, áp dụng các hệ thống quản lý Kazen. Năm 2008, một sự kiện đánh dấu bước phát triển của VINASOY là dây chuyền máy rót TBA 22 và TBA 23 với công suất 20-24 nghìn hộp/ giờ (dòng máy công suất lớn nhất của Tetra Pak) tạo nên sự đột phá về công suất và chất lượng sản phẩm. Dây chuyền mới thay thế cho 5 máy TBA công suất nhỏ nay đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử trong giai đoạn thăng trầm của nhà máy và là những minh chứng cho giai đoạn phát triển của Vinasoy. BƯỚC KHỞI ĐẦU CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (2010-2012) Hai năm trở lại đây là thời gian chứng kiến bước đột phá về mọi mặt của Vinasoy. Vinasoy nay đã xây dựng hoàn thiện hệ thống danh mục thương hiệu và định vị thương hiệu. Thành quả lớn nhất mà Vinasoy đạt được là thương hiệu sữa đậu nành Fami đã chiếm được tình cảm của người tiêu dùng và hiện nay đang dẫn đầu thị phần sữa đậu nành hộp giấy với gần 80% thị phần sản lượng. Hơn 600 nhân viên bán hàng toàn quốc với mạng lưới phân phối khắp 63 tỉnh thành. Công suất nhà máy liên tục tăng trưởng từ 60 triệu lít năm 2010 đến 125 triệu lít năm 2012. Không dừng ở đó, năm 2012, sản phẩm sữa đậu nành Vinasoy nguyên chất ra đời mở đầu cho dòng sản phẩm sáng tạo của ngành hàng đậu nành, thể hiện hướng đi mới “đầu tư chiều sâu” của Vinasoy. Và cũng trong năm đó, nhà máy thứ 2 của Vinasoy tại Bắc Ninh với công suất 180 triệu lít được khởi công, khép lại một trang phát triển 15 năm thăng trầm và rực rỡ của một tập thể đầy nhiệt huyết để mở ra một trang mới đầy thách thức… CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI CÔNG TY VINASOY II.1. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ II.1.1. Môi trường kinh tế Nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi, người tiêu dùng quan tâm đến các sản phẩm có chất lượng tốt và giá cả hợp lý. Đây thực sự là cơ hội tốt cho VinaSoy trong chiến lược kinh doanh của mình. II.1.2. Môi trường văn hoá - xã hội  Thị hiếu, trào lưu: Xu hướng sử dụng các loại nước giải khát có lợi cho sức khoẻ đang bùng nổ ở thị trường Việt Nam. Người dân chuyển sang lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên bổ dưỡng cho sức khoẻ như sữa, các chế phẩm từ sữa, các loại nước có nguồn gốc thiên nhiên như sữa đậu nành, trà xanh, trà bí đao,  Phong cách sống : Người Việt Nam ngày nay có phong cách sống hiện đại hơn, họ rất thích tiêu thụ những sản phẩm có khả năng sử dụng nhanh, tác dụng tốt cho sức khoẻ.  Phong tục, tập quán, truyền thống: Người Việt Nam đã rất gần gũi với những sản phẩm đồ uống từ thiên nhiên như đặc biệt là sữa làm từ đậu nành vô cùng bổ dưỡng.  Dân số, cơ cấu dân số, tỉ lệ tăng giảm dân số: Việt Nam có dân số khoảng trên 85,7 triệu người. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm trong giai đoạn 1999 - 2009 là 1,2%/năm. Do vậy, đây là một thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng và triển vọng, vừa là nguồn nhân lực dồi dào với giá nhân công rẻ. II.1.3. Môi trường tự nhiên Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, nhưng khí hậu lại bất lợi về thời tiết như bão, lũ lụt, hạn hán thường xuyên đe doạ. Điều này cũng ảnh hưởng khá lớn tới việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty. II.1.4. Môi trường chính trị - pháp luật Sự ổn định về chính trị và hệ thống luật pháp được xây dựng ngày càng hoàn thiện tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kinh tế. II.1.5. Môi trường công nghệ - Công nghệ sản xuất: phát triển rất nhanh, nhất là trong dây chuyền sản xuất đồ uống không gas nói chung và công nghệ sản xuất sữa đậu nành nói riêng. - Công nghệ thông tin - truyền thông: ngày càng phát triển và việc ứng dụng vào quản lý doanh nghiệp đã trở nên tất yếu. II.2. PHÂN TÍCH NGÀNH CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT SỮA ĐẬU NÀNH A. Tổng quan thị trường sữa đậu nành trên thế giới và Việt Nam  Trên thế giới: nhu cầu về sữa đậu nành ngày càng tăng cao.  Tại Việt Nam: Theo Tetra Pak (2009), Việt Nam là một trong hai quốc gia có lượng ñậu nành tiêu thụ lớn nhất trong khu vực, ước đạt 380 triệu lít, chỉ sau Thái Lan ước đạt 610 triệu lít. Việt Nam là một thị trường lớn nhưng phần lớn là sản lượng chưa được đóng gói. B. Phân tích các lực lượng cạnh tranh trong ngành  Nguy cơ nhập cuộc của các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng: rào cản nhập cuộc đối với ngành hàng sữa đậu nành bao bì giấy là tương đối thấp. Tuy nhiên khi gia nhập ngành, các công ty mới chắc chắn sẽ gặp phải những phản kháng nhất định từ các công ty hiện có.  Mức độ cạnh tranh giữa các công ty hiện có trong ngành: Phần lớn các công ty sản xuất sữa đậu nành đều chưa có sự đầu tư lớn cho sản phẩm sữa ñậu nành ngoại trừ Công ty VinaSoy. Chưa có thương hiệu nào hoàn toàn chinh phục và tạo dựng được một tập khách hàng trung thành đủ lớn và trên diện rộng. Vì vậy, VinaSoy có thể xem đây là cơ hội và cũng là thách thức lớn phải vượt qua.  Năng lực thương lượng của người mua: Đối với khách hàng là các nhà phân phối và đại lý thuộc kênh phân phối truyền thống của các công ty hoàn toàn không có khả năng gây áp lực giảm giá. Đối với khách hàng là hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại (kênh phân phối hiện đại): có thể gây áp lực giá mạnh mẽ đối với nhà sản xuất sữa đậu nành. Đây là một đe doạ. Còn đối với người tiêu dùng trực tiếp: Sự phong phú các nhãn hiệu sữa đậu nành trên thị trường giúp cho người tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn, họ sẽ chọn mua những sản phẩm mà họ tin tưởng. Để hiểu rõ hơn về người tiêu dùng sữa đậu nành, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để nghiên cứu kỹ về người tiêu dùng cũng như các yếu tố có thể ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng sữa đậu nành của họ. Kết quả nghiên cứu về khách hàng được sử dụng trong phần phân tích này, cho thấy:  Độ tuổi khách hàng: Nhóm tuổi sử dụng sữa đậu nành nhiều nhất là nhóm tuổi từ 5 - 15 tuổi (chiếm 35,2%), kế đến là nhóm tuổi từ 31 - 50 tuổi (chiếm 27,6%).  Thành phần kinh tế, mức sống của người tiêu dùng sữa đậu nành: lượng khách hàng lớn nhất của sữa đậu nành có thành phần kinh tế trung bình (C) chiếm hơn nửa số lượng khách hàng (55,6%). Khách hàng có thu nhập thấp (D) chỉ chiếm gần 12%; thành phần khách hàng có thu nhập cao (A) chiếm 12,5% và thành phần có thu nhập khá (B) chiếm 20%.  Động cơ và thói quen của khách hàng khi mua sữa đậu nành: [...]... tích môi trường bên trong và bên ngoài với những đóng góp cụ thể như sau: - Khái quát và hệ thống hoá những vấn đề lý luận về chiến lược và chiến lược marketing trong hoạt động doanh nghiệp và vận dụng vào điều kiện của Công ty Sữa đậu nành Việt Nam (VinaSoy) - Phân tích đầy đủ và chính xác hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình chiến lược của Công ty trong thời gian qua Qua đó, cũng đã chỉ ra những... như công tác xây dựng chiến lược marketing của Công ty Sữa đậu nành Việt Nam (VinaSoy), ngoài những thành công đã đạt thì công tác này vẫn còn bộc lộ nhiều thiếu sót Do đó, nhằm giúp Công ty đối phó với sự cạnh tranh, gia tăng thị phần và ngày càng khẳng định được vị trí của sản phẩm trong tâm trí khách hàng; tiểu luận đã thực hiện việc xây dựng chiến lược marketing cho Công ty dựa trên cơ sở phân tích. .. dẫn đầu thị trường sữa đậu nành tại Việt Nam về thương hiệu, thị phần và chủng loại sản phẩm IV.2.4 Mục tiêu marketing - Thực hiện chiến lược khác biệt hoá so với các công ty sữa hiện có trong nước nhằm dẫn đầu thị trường về ngành hàng sữa đậu nành - Thị phần: mục tiêu Công ty ñề ra là chiếm lĩnh trên 83% thị phần về sữa đậu nành hộp giấy cả nước, riêng tại thị trường miền Nam chiếm 20% vào năm 2014... – 2012) 4 CHƯƠNG II PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI CÔNG TY VINASOY .8 II.1 MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ 8 II.1.1 Môi trường kinh tế 8 II.1.2 Môi trường văn hoá - xã hội 8 II.1.3 Môi trường tự nhiên 8 II.1.4 Môi trường chính trị - pháp luật 9 II.1.5 Môi trường công nghệ 9 II.2 PHÂN TÍCH NGÀNH CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT SỮA ĐẬU NÀNH 9 II.3 XÂY DỰNG... hộp giấy): Sữa đậu nành khoai môn; Sữa đậu nành đậu xanh; Sữa đậu nành đậu phụng; Sữa đậu nành hạt sen - Sữa đậu nành bột giàu dinh dưỡng, hương vị truyền thống: Trên quan điểm rằng những người tiêu dùng khác nhau sẽ thích sử dụng sữa đậu nành với mức độ đậm đặc khác nhau và đậu nành bột còn có thể là nguyên liệu để chế biến bánh, kẹo Định hướng truyền thông ñối với dòng sản phẩm sữa đậu nành bột: Sản... sát khách quan, kết hợp cùng tài liệu tham khảo) CHƯƠNG III PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG CÔNG TY VINASOY III.1 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY VINASOY III.1.1 Tình hình các mặt hàng sản xuất của Công ty Sản phẩm sữa đậu nành Fami là sản phẩm truyền thống của Công ty từ năm 2003, với hai dòng sản phẩm là sữa đậu nành Fami hộp và bịch đã dần chiếm được cảm tình của người tiêu dùng... thưởng và thành tựu mà VinaSoy đạt được trong thời gian qua Đạt giải thưởng “Sao vàng Đất Việt năm 2005, 2007, 2008 Đạt giải “Món ngon Việt Nam năm 2010,… III.3 PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG ĐẾN CÁC CHÍNH SÁCH MARKETING TẠI CÔNG TY SỮA ĐẬU NÀNH VIỆT NAM (VINASOY) III.3.1 Quá trình phát triển thương hiệu VinaSoy Để thương hiệu Vinasoy phát triển mạnh, đứng vững trên thị thường, Công ty. .. tiêu thì Công ty phải hướng đến người mua tiềm tàng, người sử dụng hiện thời,… Mục tiêu đề ra của giải pháp: Nhằm khuyến khích trương hình ảnh Công ty và cung cấp thông tin tới các khách hàng mục tiêu KẾT LUẬN Phân tích môi trường bên trong và bên ngoài để xây dựng chiến lược marketing tại các doanh nghiệp trong xu thế hiện nay là vấn đề quan trọng và cấp thiết Trên cơ sở nền tảng lý thuyết và tiếp... khách hàng; trang web cũng chưa được đầu tư thích đáng,… - Sản phẩm của Công ty còn đơn điệu, bao bì không bắt mắt - Đội ngũ nhân sự marketing và bán hàng thiếu kinh nghiệm - Chưa thâm nhập sâu vào thị trường miền Nam - Chưa khai thác được tiềm năng sữa đậu nành VinaSoy Mè đen - Năng lực sản xuất so với nhu cầu của thị trường còn thấp IV.2 MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC MARKETING IV.2.1 Chức năng Công ty VinaSoy... VI EFE (EXTERNAL FACTOR EVALUATION) CÔNG TY VINASOY 12 CHƯƠNG III PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG CÔNG TY VINASOY 13 III.1 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY VINASOY 13 III.1.1 Tình hình các mặt hàng sản xuất của Công ty 13 II.1.2 Tình hình thị trường tiêu thụ 13 II.1.3 Tình hình sử dụng các nguồn lực của Công ty 13 II.1.3.1 Yếu tố nguồn nhân . muốn phân tích, tìm hiểu và đóng góp thiết thực vào sự phát triển, đổi mới của Công ty, tôi chọn đề tài: Phân tích môi trường bên trong và bên ngoài của Công ty Sữa đậu nành Việt Nam (Vinasoy). về Công ty Sữa đậu nành Việt Nam (Vinasoy) – Lịch sử hình thành và phát triển (1997 – 2012) Chương II: Phân tích môi trường bên ngoài Công ty Vinasoy Chương III: Phân tích môi trường bên trong. sản xuất kinh doanh về mặt hàng sữa đậu nành của Công ty nói chung và thực trạng ảnh hưởng môi trường bên ngoài, bên trong của Công ty Sữa đậu nành Việt Nam (Vinasoy). 3.2. Phạm vi nghiên

Ngày đăng: 20/09/2014, 12:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan