các tình huống sư phạm hay và cách giải quyết

65 42.8K 459
các tình huống sư phạm hay và cách giải quyết

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CÁC TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM HAY VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT Trong quá trình dạy học, đôi khi có những tình huống giáo viên chúng ta cảm thấy khó giải quyết bởi các tình huống bất ngờ đến từ học sinh hoặc yếu tố khách quan đặt ra trong trường học. Những tình huống tôi tổng hợp dưới đây hi vọng có thể giúp quý thầy cô có cách giải quyết thích hợp cho công việc của mình. Là người giáo viên, đặc biệt với các thầy, cô giáo chủ nhiệm, việc tiếp cận và xử lý các tình huống sư phạm là việc diễn ra hằng ngày. Làm thế nào để đưa ra cách xử lý linh hoạt, vừa đảm bảo những nguyên tắc giáo dục và làm cho các em học sinh tin tưởng vào thầy, cô giáo của mình. Dưới đây là một số tình huống sư phạm và cách giải quyết mà bản thân tôi đã gặp và sưu tầm được, xin chia sẻ cùng các thầy, cô và bạn đọc. • Tình huống 1: Trong giờ học, một nhóm học sinh mất trật tự -> làm thế nào? => Cách giải quyết: Tạm ngưng bài giảng, nghiêm nét mặt, hướng mắt về phía có HS mất trật tự, đợi lớp trật tự rồi tiếp tục giảng. * Tình huống 2: Khi đang giảng bài, phát hiện một HS đang đọc truyện -> làm thế nào? => Cách giải quyết: Yêu cầu HS đưa quyển truyện cho giáo viên, cuối giờ gặp riêng HS đọc truyện để góp ý. * Tình huống 3: Một học sinh khá của lớp bất ngờ sa sút về lực học -> làm thế nào? => Cách giải quyết: Tìm hiểu nguyên nhân, thăm hỏi gia đình, phối hợp với phụ huynh học sinh cùng tìm cách giải quyết. * Tình huống 4: Khi kiểm tra bài cũ, một học sinh không thuộc bài vì lý do tối hôm trước bị mất điện nên không học được bài -> làm thế nào? => Cách giải quyết: Nghiêm túc nhắc nhở, khuyên bảo học sinh, sau đó tế nhị tìm hiểu nguyên nhân và tính trung thực của học sinh. * Tình huống 5: Sau bài kiểm tra 1 tiết, do đề bài quá khó, điểm của học sinh quá thấp -> làm thế nào? => Cách giải quyết: Huỷ bài kiểm tra, thay khi có điều kiện, đồng thời quán triệt học sinh phải chịu khó học vì sẽ không có lần thứ hai như vậy nữa. * Tình huống 6: Trong giờ học có 2 học sinh đùa nghịch -> làm thế nào? => Cách giải quyết: Yêu cầu lớp giữ trật tự, nhắc 2 học sinh đùa nghịch cuối giờ ở lại. * Tình huống 7: Buổi tối đi chơi, đang hút thuốc thì gặp học sinh -> làm thế nào? => Cách giải quyết: Tỏ ý không nhận ra, ngày hôm sau gặp riêng học sinh để trao đổi và nhắc nhở. * Tình huống 8: Học sinh gặp giáơ viên trên đường đi nhưng không chào -> làm thế nào? => Cách giải quyết: Coi như không có gì xảy ra, nhân dịp nào đó sẽ đưa ra bài học giáo dục. * Tình huống 9: Một buổi tối đi chơi, giáo viên chủ nhiệm gặp 2 học sinh của lớp mình yêu nhau -> làm thế nào? => Cách giải quyết: Hôm sau gặp riêng từng em để khuyên bảo, phối hợp với gia đình cùng bảo ban… * Tình huống 10: Đang giờ học, 1 học sinh nam ném thư cho học sinh nữ -> làm thế nào? => Cách giải quyết: Xuống chỗ học sinh nữ, yêu cầu đưa tờ giấy, xem và cất đi, tiếp tục giảng bài, sau đó gặp riêng 2 học sinh để nhắc nhở. * Tình huống 11: Lớp 11 đang chọn học sinh làm lớp trưởng, một em học giỏi nhưng hoạt động chưa năng nổ, một em hoạt động rất năng nổ nhưng lực học hơi hạn chế -> làm thế nào? => Cách giải quyết: Bỏ phiếu kín, sau đó giáo viên chủ nhiệm kiểm phiếu và lấy theo đa số phiếu. 1 * Tình huống 12: Trong giờ học giáo viên phát hiện có 2 học sinh đang sụt sịt khóc -> làm thế nào? => Cách giải quyết: Nhẹ nhàng nhắc lớp tập trung học, đưa mắt nhìn về phía 2 học sinh, cuối giờ sẽ gặp riêng để tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục. * Tình huống 13: Giờ kiểm tra, nhắc nhầm tên -> học sinh phản ứng-> làm thế nào? => Cách giải quyết: Yêu cầu lớp trật tự, xuống chỗ học sinh nhắc tên để kiểm tra tên và nhắc nhở thái độ làm bài, yêu cầu lớp khẩn trương làm bài. * Tình huống 14: Khi học sinh giả mạo chữ ký của phụ huynh -> làm thế nào? => Cách giải quyết: Gặp riêng học sinh để nhắc nhở, rút kinh nghiệm, đồng thời bí mật liên hệ với gia đình. * Tình huống 15: Giờ chào cờ, có 5 học sinh không mặc đồng phục, ban giám hiệu biết và nói với GVCN -> làm thế nào? => Cách giải quyết: Hỏi lý do và phê bình 5 học sinh trước lớp, yêu cầu làm bản kiểm điểm. * Tình huống 16: Khi học sinh nữ có tình cảm với thầy giáo chủ nhiệm -> làm thế nào? => Cách giải quyết: Coi như không biết và vẫn cư xử bình thường, nhân dịp nào đó có thể kể chuyện về mối quan hệ thầy trò đúng mực. * Tình huống 17: Có 1 học sinh nhiều lần không đứng dậy chào giáo viên -> làm thế nào? => Cách giải quyết: Xuống tận nơi hỏi lý do, nhắc nhở em học sinh đó nếu tái phạm sẽ báo với giáo viên chủ nhiệm. * Tình huống 18: Giáo viên mắng học sinh quá mức, học sinh cầm cặp bỏ về -> làm thế nào? => Cách giải quyết: Thầy xin lỗi cả lớp vì đã quá nóng nảy, nhưng các em yên tâm, thầy sẽ tìm cách gặp riêng bạn học sinh đó. * Tình huống 19: Học sinh trong lớp cứ chê tật xấu của bạn mình, ví dụ nói ngọng “n và l” -> làm thế nào? => Cách giải quyết: Khi không có mặt học sinh đó thì nhắc lớp không được cười bạn mình, đồng thời tích cực giúp em học sinh đó sửa chữa. * Tình huống 20: Trong khi giảng bài, một học sinh nhại lời giáo viên -> làm thế nào? => Cách giải quyết: Tạm ngưng, hướng về phía học sinh: “Điều em nói là thừa, vì các bạn trong lớp nghe lời thầy giảng hơn là nghe e nói”. * Tình huống 21: Phê bình 1 học sinh, sau đó phát hiện em đó không có lỗi -> làm thế nào? => Cách giải quyết: Nhân dịp nào đó, nói với học sinh đó: “Hôm trước thầy phê bình em nhưng em không có lỗi, người lớn đôi khi cũng mắc sai lầm”. * Tình huống 22: Đang giảng bài, 2 học sinh nam đánh nhau -> làm thế nào? => Cách giải quyết: Yêu cầu 1 trong 2 chuyển chỗ khác rồi tiếp tục giảng. * Tình huống 23: Giờ chữa bài tập, học sinh tìm ra cách giải khác -> làm thế nào? => Cách giải quyết: Nói với lớp: “1 bài tập có thể có nhiều cách giải khác nhau, bài giảng của thầy chỉ là một cách giải, các em hãy cố gắng để tìm ra nhiều cách giải cho một bài tập”. * Tình huống 24: Giờ chữa bài tập, giáo viên bị nhầm dấu + thành dấu – và học sinh phát hiện ra -> làm thế nào? => Cách giải quyết: Xin lỗi cả lớp, cảm ơn em học sinh đã phát hiện ra sự nhầm lẫn của mình, rồi sửa lại và tiếp tục giảng. * Tình huống 25: Giáo viên vào lớp, cả lớp đứng chào, có mấy học sinh vẫn còn đùa nghịch -> làm thế nào? => Cách giải quyết: Giáo viên đứng nghiêm, đưa mắt về phía học sinh đùa nghịch, đến khi lớp im lặng thì nói: “Thầy chào các em. Mời các em ngồi”. 2 * Tình huống 26: Đang giảng bài, một học sinh nữ kêu rú lên vì có học sinh nam bỏ con thạch sùng vào ngăn bàn -> làm thế nào? => Cách giải quyết: Yêu cầu học sinh đó tự giác nhặt con thạch sùng đem ra hành lang bỏ vào thùng rác và trở lại lớp học. * Tình huống 27: Trong lớp có học sinh học yếu, hay nghịch, nhưng lại được lớp đề nghị giữ chức đội trưởng đội bóng -> làm thế nào? => Cách giải quyết: Yêu cầu học sinh đó không được đùa nghịch, và phải vươn lên trong học tập thì mới xem xét có cho làm đội trưởng hay không. * Tình huống 28: Học sinh X là em tháo vát, nhưng hay nợ tiền, được đề nghị giữ quỹ cho lớp -> làm thế nào? => Cách giải quyết: Trao đổi với ban cán sự lớp về trường hợp này rồi đi đến quyết định có cử X giữ quỹ lớp hay không. * Tình huống 29: Sắp hết giờ, học sinh thắc mắc, giáo viên giải quyết chưa thoả đáng -> làm thế nào? => Cách giải quyết: Gọi học sinh học giỏi nhất lớp trả lời thắc mắc, sau đó nhận xét câu trả lời trước lớp và hỏi lại em thắc mắc xem đã hiểu chưa. * Tình huống 30: Học sinh bị rách quần -> làm thế nào? => Cách giải quyết: Đến cạnh em học sinh đó và nói nhỏ: “Em hãy về thay trang phục đi, thầy cho phép em đến muộn một chút cũng được”. * Tình huống 31: Trong giờ học, lớp trưởng quay xuống hỏi bạn -> làm thế nào? => Cách giải quyết: Hết giờ nhắc riêng em đó: “Trong lớp em cũng nói chuyện riêng liệu có bảo được các bạn không”. * Tình huống 32: Trong giờ học, 1 học sinh đứng dậy: “Thầy dạy nhanh quá” -> làm thế nào? => Cách giải quyết: Bài học hôm nay hơi dài, thầy sẽ cố gắng nói chậm hơn, nhưng các em cũng cần tập trung nghe nhé. * Tình huống 33: Do sơ xuất, vào lớp quên không cài khoá quần -> làm thế nào? => Cách giải quyết: Xin lỗi, các em đợi thầy một lát -> ra ngoài sửa lại quần áo và vào dạy bình thường. * Tình huống 34: Khi kiểm tra bài cũ, phát hiện 1 học sinh quên không cài khoá quần -> làm thế nào? => Cách giải quyết: “Em có thể về chỗ”. Sau giờ học nhắc học sinh này ở lại để gặp: “Em có biết vì sao thầy cho em về chỗ không?” * Tình huống 35: Trong giờ học, phát hiện học sinh đang làm bài tập của môn học khác -> làm thế nào? => Cách giải quyết: Nghiêm túc nhắc nhở học sinh: “Giờ nào việc nấy”. Chúng ta phải biết sắp xếp thời gian một cách khoa học thì việc học tập mới đạt kết quả, sắp thi học kỳ rồi đấy. * Tình huống 36: Năm học mới đã bắt đầu được 1 tháng nhưng vẫn có 3 học sinh lớp chủ nhiệm không mặc đồng phục -> làm thế nào? => Cách giải quyết: Cuối giờ học nhắc cả lớp: “Kể từ ngày mai, các em phải mặc đồng phục khi đi học, em nào có lý do đặc biệt thì gặp thầy”. * Tình huống 37: Gọi học sinh lên bảng làm bài tập, học sinh loay hoay, quay xuống dưới cầu cứu -> làm thế nào? => Cách giải quyết: Đặt một số câu hỏi gợi ý cho học sinh tìm ra cách giải. * Tình huống 38: Giờ kiểm tra diễn ra được 5 phút thì phát hiện 1 học sinh dùng tài liệu -> làm thế nào? 3 => Cách giải quyết: Thu tài liệu và nói: “Thầy phê bình em, nếu em còn tái phạm thầy sẽ buộc phải đánh dấu bài làm của em”. * Tình huống 39: Trống vào lớp, 1 học sinh nghịch chốt cửa, giáo viên phải gõ cửa mới cho vào -> làm thế nào? => Cách giải quyết: Chắc là em nào đóng cửa để thầy vào lớp sẽ không còn thời gian kiểm tra bài cũ nữa chứ gì, nếu hôm qua đi dã ngoại thì cứ nói, thầy sẽ không kiểm tra. Em nào đóng cửa không cho thầy vào là hành động vô lễ đấy. • Tình huống 40: Trong giờ học, có 1 học sinh gục khóc trong lớp -> làm thế nào? => Cách giải quyết: Hết giờ học, nhắc em học sinh đó ở lại, hỏi xem có chuyện gì xảy ra rồi tìm cách khuyên bảo. Theo em thì cô nên tìm hiểu nguyên nhân tình trạng vi phạm trước. Chứ em nghĩ phạt mãi hs cũng quen. __________________ • 1. Em tự xem lại cách dạy học của mình như nào: phương pháp đúng khoa hoc chưa, tiết dạy của em có day chai qúa không hoặc thiếu sinh động nên học sinh chưa hay nội dung bài học mình còn thiếu. 2. Em xem lại 2 hoc sinh đó thuộc hoc lực yếu, trung bình, khá nên có thể dẫn tới khả năng tiếp thu bài hoc khác nhau. TH:Cô giáo đang dạy mà HS dám hành động như vậy thì không ổn. Có thể HS đó hư hỏng, cần có biện pháp răn đe kịp thời. Cũng có thể HS đó coi thường GV đang dạy, điều này thì nên xem lại uy tính của mình Ở trường tôi cũng có đồng nghiệp nam, học sinh không sợ. Trong giờ học thì nhiều em quậy phá, thậm chí có em HS rất hiền cũng văng tục với anh ấy. NHưng đồng nghiệp đó không dám phản ánh với hội đồng nhà trường vì nói ra chắc chắn sẽ lộ ra một số điều có liên quan đến đạo đức nhà giáo. Cứ như thế, bất kì HS lớp nào nghe tên anh ta cũng tỏ thái độ coi thường • __________________ Giá trị của một con người tùy thuộc vào lí tưởng của mình cao hay • Tôi nghĩ trước tiên cô nên tìm hiểu nguyên nhân. Và điều đầu tiên là cần xem xét lại trong quá trình dạy và chấm bài có vấn đề gì không. Vì như datinhkiemkhach nói rồi đó. Nhưng tôi nghĩ trường hợp này xuất phát từ phía e học sinh đó. Vì e còn gây gổ đánh bạn, chửi cả lớp. Nguyên nhân này xuất phát từ cuộc sống rồi. Cô nên kết hợp với giáo viên chủ nhiệm và gia đình để làm rõ, đưa ra biện pháp giáo dục kịp thời. • Trong đời mỗi chúng ta ai cũng có sai lầm. Tuổi học trò chúng mình ngày ấy cũng có lần có lỗi với thầy cô giáo, nhưng lỗi chúng mình ngày xưa mộc mạc lắm. Xã hội giờ khác rồi, học sinh sai phạm trong cái nghịch lí cuộc sống" đạo gạo" vì vậy giáo viên chúng mình phải thật linh hoạt và thật sự " nhẫn" mới đủ sáng suốt để xử li tình huống. Theo mình, hãy bình tâm tạo cho HS tự nhận lỗi nếu như HS đó vi phạm với mình lần đầu bạn nhé. TH: Mình cũng đã gặp qua tình huống này! Nhưng mình thấy học sinh của mình cười ở dưới là một chuyện bình thường. Nếu cười lớn và làm mất trật tự quá thì mình nhắc nhở thôi, chứ không nặng nề quá! Không biết cụ thể mức độ cười như thầy đưa ra có quá đáng không. Nói chung tình huống này thì tùy vào từng giáo viên thôi! Nhưng bắt viết bản kiểm điểm một loạt thế thì hơi nặng. • Đầy đủ thì: 1- Nhắc các em ở phía dưới giữ trật tự để cho bạn suy nghĩ làm bài 2- Động viên em trên bảng làm nốt phần bài (có gợi ý) 4 3- Mất một chút thời gian chữa lại bài cho em đó cụ thể từng bước một. Nhắc nhở em đó là học bài "chưa kỹ" Chắc chắn em đó sẽ thay đổi và cố gắng hơn • TH: Tôi đang chủ nhiệm lớp 10, gần đây lớp xảy ra hiện tượng mất cắp. Khoảng tiền không nhỏ gần 1 triệu đồng, tiền lớp chuẩn bị mua áo đồng phục. Khả năng lớn nhất là học sinh trong lớp lấy vì đối tượng biết rõ tiền cất ở đâu và chỉ lấy duy nhất 1 em đó thôi. Số tiền đã được 3 học sinh lớp 12 phát hiện dưới xô nước trong nhà vệ sinh nam và trả lại nhưng hiện tại tôi vẫn không tìm ra được thủ phạm. Các thầy cô hãy cho tôi một vài góp ý để chấm dứt tình trạng này. • Mất cắp trong lớp do nhiều nguyên nhân: - Thèm có 1 số tiền để giải quyết 1 nhu cầu nào đó - Thói quen trộm cắp - Do việc cất giữ tài sản quá lơ là, ăn cắp để cảnh cáo - Vì ghét mà ăn cắp - v.v Vấn đề là biết nguyên nhân thì giải quyết được tận gốc. Có thể năm này không có nhưng sang năm thì có Tóm lại số tiền đã trỡ về cố chủ, vậy bạn hãy có 1 động thái trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm để vấn đề này cho học sinh tự nhận thức được đó là vấn đề xấu một cách nhân văn. Tránh tình trạng tạo ra sự nghi ngờ, đấu tố, chỉ điểm một trong những cách làm của kẻ ác để nắm quyền thống trị. (Một trong những cách cai trị của Võ Tắc Thiên ) Tôi tin bạn sẽ tìm ra giải pháp cho mình để tạo ra một môi trường yêu thương lành mạnh. P/s: Hãy đọc nhiều, quan sát nhiều để tìm ra giải pháp "Hãy gõ cửa, cửa sẽ mở". Tránh tình trạng giải quyết không được thì CẤM CẤM VÀ CẤM :d • TH: Một cô giáo mới được điều động về một trường THPT và được phân công làm GVCN của một lớp nổi tiếng là nghịch ngợm và quậy phá. Trong buổi đâu tiên ra mắt lớp, sau khi thầy hiệu trưởng giới thiệu rồi đi ra. Cố giáo định tiến về phía bàn giáo viên thi dưới lớp nổi lên tiếng đập bàn, khua ghế ầm ĩ khiến cô không thể nói được. Nếu là cô giáo đó bạn xử lý như thế nào? tại sao bạn lại xử lý như vậy. • Trường hợp này mình gặp rồi. Lúc đầu cũng hoảng, bối rối, nhưng rồi sau đó mình nói với các em: cô có vài điều muốn nói với các em. Cô biết không phải sự thay đổi nào cũng đem đến sự dễ chịu, cô chỉ hơn các em mấy tuổi thôi, cô cũng đã từng trải qua thời học sinh, cô hiểu tâm trạng của các em, vì thế cô nghĩ chúng ta sẽ dễ tìm thấy tiếng nói chung. Cô sẽ cố gắng hiểu các em, giúp các em học tốt và hi vọng các em sẽ giúp cô hoàn thành nhiệm vụ trước nhà trường. Và có điều này nữa: các em là lớp học sinh đầu tiên cô chủ nhiệm, điều đó có ý nghĩa rất lớn trong sự nghiệp của cô, nó sẽ theo cô trong suốt cuộc đời. • Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò mà. Trong tình huống này nên tỏ ra hoà nhã, nhưng cũng phải cứng rắn nghiêm khắc với học trò. Khuyên bảo cộng với đối xử tốt luôn lắng nghe ý kiến của học sinh. Từng bước uốn nắn học sinh ý thức tự giác học tập ko pha trò nghịch ngợm. Nói chung người giáo viên phải có lòng kiên nhẫn, ý chí quyết tâm và yêu nghề, yêu trò. • Thứ nhất: Lập lại trật tự ngay vì có thể Hiệu trưởng sẽ trở lại nếu thấy lớp ồn Thứ hai: Khẳng định quyền của giáo viên đối với cả lớp. Thứ ba: Dùng biện pháp mềm mỏng để uốn nắn cả lớp trong thời gian dài Thứ tư: Dùng tình cảm để một lần nữa khẳng định tình thương và trách nhiệm đối với cả lớp. Tron: Việc trước tiên em phải trình bày bằng tiếng Việt có dấu. Đồng nghiệp của em đọc mà 5 không hiểu thì làm sao học sinh hiểu được em. . Một sinh viên CĐSP trước khi ra trường tại thời điểm này, kỷ năng tin học phải đạt cấp độ A. Kỷ năng giao tiếp khá (để mọi người hiểu) . Em rèn những việc nhỏ nhặt như trên thì chuyện học sinh em giải quyết dễ dàng. Chúc em thành công. Đó là hướng giải quyết, còn phương pháp thì tuỳ từng giáo viên. • GV cười và nói :"Cảm ơn các em đã có bản nhạc rất hay để chào đón cô, tuy nhiên cô lại là người không muốn mọi người đón tiếp mình nồng nhiệt như thế cô thích sự hoà nhã và yên tĩnh hơn (cười )". Sau đó giới thiệu về bản thân và kể một vài câu chuyện vui về thời học sinh của mình Tôi là một giáo viên khi lên lớp rất ít khi tươi cười. Biết điều đó là không nên nhưng thật khó bỏ. Tột thật sự ngưỡng mộ phong thái như thầy tuyenty Uhm. Cá nhân mình ủng hộ thầy tuyenty. Học sinh có tâm lý là thích nghe kể chuyện. Hãy chuẩn bị cho mình một câu chuyện có thực mang ý nghĩa sâu sắc một chút. À cũng cần yếu tố kịch tính bên trong để thu hut người nghe. Có thể là kỉ niệm về một người thầy/cô của mình chẳng hạn. Học sinh càng quậy phá càng cần mềm mỏng. Bản thân chúng "ăn" nhiều roi cứng rồi. Đừng làm giọt nước tràn ly. Luôn tâm niệm: mình và lớp này sẽ phải gắn bó lâu dài, nếu không thể khác thì hãy làm cho tình hình tốt hơn. • TH:moi nguoi co the giup cho em cach xu ly tinh huong su pham sau duoc ko ah. em la giao sinh moi ve thuc tap tai mot truong thcs.em dc phan cong chu nhiem lop 8A.trong do em co biet ten mot so ban hoc sinh yeu kem,khong nghiem tuc trong lop.nhung co mot dieu ma em cho do la mot sai lam,lam em rat lung tung.do la em da goi ten nhung ban do dung day cho em biet mat.hanh dong do cua em co the lam cac em do nghi la em co thai do khong tot doi voi cac ban do ko ah.vi du nhu la thai do ki thi khong ah.va em phai lam sao de than thien voi cac ban do,giup cac ban hoc kha hon khong ah.thoi gian thuc tap cua em la 6 tuan.day la tuan hoc dau tien.xin moi nguoi giup em giai quyet tinh huong nay.em xin cam on. • - Bạn có thể tổ chức trò chơi "Gọi tên" để biết mặt học sinh mà mình quan tâm. - Việc giúp một học sinh yếu học khá hơn không phải một, hai tuần mà xong được. Trong thời gian thực tập, bạn nên đặt mục tiêu tập hợp được đông đảo học sinh tham gia vào hoạt động của lớp (bao gồm cả hoạt động học tập) với thái độ vui vẻ, tích cực là được. • Bạn TRON thân mến ! Theo mình thì bạn nên trao đổi với giáo chủ nhiệm lớp 8A là người đang hướng dẫn bạn làm công tác chủ nhiệm ;bởi vì chính thầy cô giáo ấy là người nắm rõ học sinh và sẽ có những lời khuyên hữu ích để bạn biết phải làm gì ? Chúc bạn may mắn và hoàn thành tốt trong đợt thực tập này . Vừa chủ nhiệm hết 1 khóa, tưởng được chủ nhiệm tiếp khóa khác nhưng được thông báo vào chủ nhiệm lớp 12 thay cho GVCN kia nghỉ. Một lớp 12 hệ B – hệ không đủ điểm vào lớp có hỗ trợ của nhà nước (giống hs bổ túc), chưa hề dạy lớp đó tiết nào ở lớp 10, 11; cuối năm lớp 11 có 10 hs phải thi lại thì trượt cả 10… Ngay kỳ họp phụ huynh đầu năm, vừa phát giấy mời cho hs song thì 6 hs lên xin 6 cô cho bố mẹ vắng vì “hôm đó bố mẹ em bận”, trong đó có 1hs khi được hỏi lý do thì khóc và nói là • Em khổ lắm, bố em chết từ lúc em còn nhỏ. • Mẹ em cặp bồ với 1 ông – là bạn thân của bố em trước • Mẹ em luôn nguyền rủa em, vì em là con gái • Từ khi học lớp 10 mẹ em không cho em tiền học, em phải tự đi làm để kiếm sống • Em không còn nghị lực để sống nữa. Và hôm sau, gửi cho cô CN một lá thư lâm ly…, nói cô là người em tin tưởng, cô là chỗ dựa tinh thần của em…. Hỏi GVCN cũ thì gv đó nói bố hs chết rồi thật, nhà khá nghèo, năm lớp 11 cả lớp phải góp tiền đóng cho hs này, hỏi nhà hs ở đâu gv đó không biết. Hỏi hs trong lớp thì ai cũng nói không biết, yêu cầu hs cho GVCN gặp phụ huynh thì hs khất lần nói là • Mẹ đi vắng, nếu cô gặp mẹ em thì mẹ em lại đày dọa em, em không sống nổi đâu. Vậy là toàn bộ các khoản tiền phải hoàn thành trong học kỳ I (gần 1triệu) GVCN bỏ tiền túi đóng cho hs, rồi nỉ non tâm sự, động viên để hs đi học. Cho đến giữa kỳ, rồi hết học kỳ I, yêu cầu được gặp phụ huynh không có kết quả, dò hỏi cũng chẳng ai biêt, vẫn nhận được phản hồi thống thiết như kỳ I, GVCN đành khăn gói quả mướp xuống địa phương mò tìm. Đến được nhà: Một ngôi nhà cấp 4 lụp sụp, sân đất, giường tủ không có, giường được kê bằng gạch và phản, bếp cũng có giường, có 1 chị gái và 2 em trai, bố đã mất. GVCN gặp được chị gái hs, vừa hỏi thăm được đôi câu chị gái hs nói: • Em nói với cô, cô đừng bảo gì nó không nó chửi em mệt lắm • Từ ngày học cấp 3 đến giờ nó bảo cấp 3 không phải họp phụ huynh, mẹ em cũng chẳng nhận được giấy mời nào cả. • Mỗi tháng mẹ em cho nó 270.000 đồng tiền đóng học (trong khi hphí 90.000/tháng) • Cả ngày không bao giờ nó ở nhà, về ăn xong rồi lại đi, tối nó ra quán internet đến 11h30 – 12h đêm mới về • …. Sáng hôm sau mẹ phụ huynh đến trường gặp GVCN – một bà mẹ xác xơ vì làm 7 ruộng, vì đi xách nước thuê, dọn dẹp thuê… ở chợ, làm mọi việc để kiếm tiền nuôi con… Đang nói chuyện thì hết giờ học, GVCN nhờ giám thị gọi hs xuống chờ GVCN nói chuyện nhưng giám thị không để ý đã đưa hs xuống thẳng phòng, lúc đó có mẹ hs, cô CN, cô Hiệu phó. Đang tươi cười, bước vào phòng hs giật mình tỏ thái độ tức giận, chỉ tay vào mặt GVCN quát: • Cô làm trò gì vậy? • Cô gọi mẹ em lên đây làm gì? • Lại con chó Linh nó dẫn đến nhà • Thích thì cô ký giấy cho nghỉ học đi, việc gì cô phải làm thế? Bà mẹ khóc: • Mẹ xin con • Tôi xin lỗi các cô • Đây là lần đầu tiên mẹ lên trường, mấy năm con học mẹ tin con, sao mẹ khổ thế này… Hs: • Mẹ thôi đi • Việc gì mẹ phải khóc, việc gì phải xin lỗi • Mẹ cứ thế thì mẹ ngồi đó đi, con đi về. Nói rồi hs bỏ về, cô Hiệu phó gọi lại không được, lại phải nhờ giám thị đuổi theo đưa hs trở lại phòng…. Đây là sự việc thật 100%, thầy cô bảo em làm gì trong tình huống này đây??? Thông tin thêm về hs: • Lớp 10, nhốt 1hs nữ khác trong lớp để đánh nhau. • Lớp 11: nghỉ học không phép 30 buổi, BGH gọi lên hỏi tình hình và làm kiểm điểm thì cười, ngồi hát, chưa ra khỏi phòng làm luôn câu: “Thích thì mai có cả 100 tờ kiểm điểm, đình chỉ thì được nghỉ càng sướng” Lớp 12: kỳ I vẫn thỉnh thoảng nghỉ học, tỏ ra rất thân thiết với cô CN (cho đến khi xảy ra sự việc), mọi giấy tờ liên quan đến chữ ký nhờ 1 ông xe ôm gần làng giúp. TH:Một giáo viên chủ nhiệm lớp 9 đến gia đình học sinh để thông báo về khuyết điểm của học sinh Tùng ở trường cho gia đình biết và để cùng kết hợp với giáo viên và nhà trường giáo dục học sinh, nhưng không ngờ phụ huynh lại đánh con ngay trước mặt giáo viên. Nếu là giáo viên đó, các thầy cô sẽ xử sự như thế nào? __________________ • -Ngăn lại và xoa dịu. -Tỏ thái độ lấy làm tiếc và hứa hẹn sẽ cố gắng làm cho em cải thiện -Rút nhanh. • Hôm khác sẽ trực tiếp đến nhà nói chuyện với phụ huynh để PH hiểu rõ vấn đề, cùng nhau tìm ra cách giúp HS khắc phục khuyết điểm và có sự thông cảm giữa GV và PH. 8 • Can ngăn và nhìn vào mắt phụ huynh để nhận biết thái độ của phụ huynh ,nếu : 1/Phụ huynh đánh con do thói quen ,sau khi được can ngăn phụ huynh có thái độ ngượng ngùng,bối rối thì chuyển sang thăm hỏi về gia đình mà đừng đá động gì đến khuyết điểm của học sinh đó nữa,qua những trao đổi chân tình về hòan cảnh gia đình từng bước xen vào khuyết điểm của học sinh đó một cách tế nhị 2/Phụ huynh đánh con để dằn mặt,áp đảo giáo viên .Chúng ta hết sức bình tỉnh mềm mỏng,xin lỗi phụ huynh về sự làm phiền này để xem thái độ của phụ huynh mà tiếp tục hay hẹn phụ huynh vào dịp khác sẽ quay lại để cùng phụ huynh hợp tác giáo dục hs • Nếu là mình mình sẽ can ngăn người phụ huynh đó và rồi ngồi lại thảo luận với người phụ huynh và nói với họ rằng cách giáo dục tốt nhất của chúng ta " đừng dùng bạo lực để dậy trẻ, mà hãy dùng những lời khuyên, lời động viên" để thui thúc cho em học sinh đó mình nghĩ cách ngày sẽ có hiệu quả • nếu ở tình huống đó tôi sẽ: -nên can thiệt và không hài lòng với cách giải quyết của phụ huynh -Đưa ra lời khuyên cùng hợp tác chứ không nên nhủ vậy.vì sẽ gây khoảng cách giữa thầy -trò,cha-con.học sinh sẽ trở nên bi quan hơn TH: Xin gửi tới thầy cô 1 câu chuyện về tình huốg sư phạm của một đồng nghiệp trong trường (Tôi trong câu chuyện này là bạn đồng nghiệp của tôi. Trong giờ giảng tôi đang say sưa giảng bài, lớp cũng rất chăm chú nghe giảng bỗng tiếng chuông điên thoại reo. Tôi nghiêm giọng hỏi: - Điện thoại di động của ai đang reo? Đám học sinh ngơ ngác. Tôi nhìn quanh lớp, dùng hết kinh nghiệm quan sát của mình để phát hiện là HS nào đang sử dụng điện thoại, nhưng không phát hiện được ai. Bỗng ở dưới lớp có tiếng: - Thưa cô, chắc là điện thoại của cô ạ! Tôi bỗng giật mình (hôm qua vừa thay điện thoại mới, nên nhạc chuông điện thoại mình chưa quen giờ phải làm sao đây???) Nếu là tôi, các thầy, cô sẽ xử lí thế nào ạ? (câu chuyện có thật, mong thầy cô cho nhiều ý kiến nhé) __________________ Biển học là vô bờ Chuyên cần thì cập bến. Xin lỗi học sinh thôi, mình là người sai mà. Mà nếu nghe thì nên đi ra ngoài nghe, nghe xong vào lớp lại xin lỗi. nếu ko ngại thì nên nói thẳng là thầy mới mua điện thoại mới, nên chưa quen chuông, các em bỏ qua nhé đưng tiếc 1 câu xin lỗi, và hãy cười xòa cho qua, chứ ko nên đỏ bừng mặt như trái __________________ • Nội quy của trường mình là HS không được sử dụng máy điện thoại di động trong trường nhé. và nếu HS sử dụng trong giờ học thì gv có quyên thu của HS. • Biển học là vô bờ Chuyên cần thì cập bến. • Theo mình, khi lên lớp giáo viên không nên bật ĐTDĐ (hình như có qui định à nghen?). Trước đây, trường mình có trường hợp như vậy bị thanh tra sở nhắc nhở. Còn nếu đã lỡ rồi thì xin lỗi là tốt nhất. 9 • hì thế mới cần xin lỗi. Học sinh ko dc dùng mà giáo viên dc dùng, nhiều khi gây bức xúc lắm. Để mình đứng trên lập trường 2 phía nhé Thầy: các em có việc j đâu, mang máy đến trường cũng dc, nhưng trong giờ học phải tắt đi, ko làm ảnh hưởng đến lớp. Thầy có việc quan trọng thì mới bật chứ. Các em có thể sử dụng dịch vụ "cuộc gọi nhỡ" trong giờ 5' để xem ai đã gọi cho mình và biết đường gọi lại cơ mà. Trò: thế thầy bật điện thoại thì ko ảnh hưởng đến lớp à??? Bọn em biết dùng "cuộc gọi lỡ" thì chẳng nhẽ thầy lại ko biết dùng à??? Thầy: thầy có nhiều việc quan trọng mới bật điện thoại chứ. Bao nhiêu vuệc đột xuất xảy ra Trò: vậy coi như bọn em ít việc hơn thầy đi, nhưng nếu thầy cứ để chuông như thế thì sẽ ảnh hưởng đến giờ học của bọn em (hờ hờ) Thầy: thầy có thể dạy bù cho các em sau. Nhưng nhiều khi việc đột xuất và quan trọng lắm các em ạ Trò: bây giờ bọn em học thêm nhiều lắm, thày dạy lại kiểu j cũng bị trùng tiết. Hay là thầy lại "nhồi vịt" bọn em 2, 3 bài 1 lần?? Bọn em còn nhiều môn lắm. Thầy??? Bi giờ học trò nhiều lí luận lắm, thầy là mình, còn trò là đứa cháu con bà cô mình (lớp 8) • Em là thành viên mới gia nhập diễn đàn, xin chào quý thầy cô. Dù là hơi trễ nhưng em có một cách xử lý thế này không biết có được không, mong thầy cô góp ý. "Nội quy của trường là không cho học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học, vì thế đầu tiên thầy nên tắt máy và sau đó là xin lỗi hs vì đã để chuông reo, và nói: thầy không cố tính sử dụng điện thoại trong giờ học, do bên kia gọi cho thầy và thầy đã tắt máy, nên những em nào vi phạm nội quy thì sẽ bị tịch thu điện thoại", sau đó bài dạy vẫn tiếp tục 10 [...]... thay đổi Tốt nhất,chúng ta nên xin đi dự giờ 1tiết dạy của B để kiếm cớ sau tiết dạy trao đổi trực tiếp tình hình với B Hãy đặt niềm tin vào sự cố gắng của B Trích dẫn: Thầy cô nào đồng ý với cách giải quyết trên của tôi thì xin để lại ý kiến Hoặc có đề xuất gì cứ nói ra để mọi người cùng thảo luận MỘT SỐ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM THƯỜNG GẶP ( Tài Liệu Sưu Tầm ) I CÁC TÌNH HUỐNG CÓ SỰ PHÂN TÍCH CÁCH GIẢI QUYẾT... thay đồng nghiệp bị ốm Một lần do đồng nghiệp của bạn bị ốm phải nghỉ dạy, bạn được phân công dạy thay Sau khi kết thúc bài giảng, bạn hỏi các em: “Thầy dạy thế các em có hiểu bài không?” Các em trả lời: “Thầy dạy hay lắm ạ Cô A dạy chúng em chẳng hiểu gì cả Hay là thầy dạy luôn lớp em đi ạ” Vào tình huống này bạn chọn cách xử lý nào trong 3 cách sau: 1 Mỉm cười, im lặng không nói gì 2 Phê bình các. .. viên là dạy có hay, hấp dẫn và dễ hiểu hay không thôi Chứ câu nhận xét "chưa khoa học, chưa có sự đổi mới phù hợp với khoa học công nghệ nên chưa đáp ứng được nhu cầu của người học" e là có người lớn gợi ý cho Giá trị của một con người tùy thuộc vào lí tưởng của mình cao hay thấp • đây là tình huống trong cuốn 30 0tình huống sư phạm được dùng rộng dãi ở các trường mà Nhưng là tình huống mở nên... hs ,lưu giữ các bản tự kiểm các bản cam kết và các bản tường trình của các học 13 sinh có liên quan Đừng bao giờ đánh.đuổi học sinh ra khỏi lớp! không khéo Mình lại là người có lỗi thay vì học sinh • Cũng gióng như trường thầy Saurau trường tôi cũng có hướng dẫn cách xử lý học sinh: I Quy định về việc xử lý học sinh vi phạm nội quy 1 Quy định nội dung các mức độ vi phạm: Mức 1: vi phạm các nội dung... vậy, vì cô biết các em không bao giờ muốn điều đó và điều quan trọng là cô tin vào tình cảm của các em dành cho bạn bè cùng lớp học” Những lời lẽ chí tình ấy của bạn chắc chắn sẽ khiến các em tôn trọng và em nào đã trót phạm lỗi cũng có thêm dũng khí để nhận lỗi, vì em tin tưởng rằng cô sẽ không bao giờ mạt sát, phê bình em gay gắt và em vẫn có thễ giữ được tình cảm và sự tôn trọng của các bạn trong... cũng vô ích và nghĩ rằng các em không học thì ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các em mà thôi 2 Nhắc nhở nghiêm khắc hơn và nói sẽ báo lại với giáo viên chủ nhiệm và ghi vào sổ đầu bài phê bình các em thiếu ý thức, không tôn trọng giáo viên 3 Nhắc nhở các em không tiếp tục làm bài mà chú ý vào nghe giảng Cuối giờ học, bạn dành ra vài phút để tâm sự với các em để tìm nguyên nhân và giúp các em tìm... dễ dãi hơn và sẵn sàng bỏ qua, vẫn vào lớp bình thường như không có chuyện gì xảy ra? Thực tế có nhiều giáo viên ứng xư theo cách này vì đơn giản đó là chuyện “thường ở huyện” của tuổi học trò nghịch ngợm, không có gì đáng phải bận tâm cả Và lúc này trong mắt học sinh, bạn là một cô giáo “cực kỳ dễ tính” Nhưng dù sao cách bỏ qua “vô điều kiện” của bạn chưa phải là cách ứng xử hay Trong tình huống này,... các thầy cô giải quyết giúp trường hợp sau: Một phụ huynh gọi điện cho cô giáo chủ nhiệm và phản ánh rằng: Hôm sinh nhật của con chị ấy có mời các bạn học cùng lớp (lớp 6) đến dự Trong bữa tiệc đó chỉ có các cháu với nhau mà không có phụ huynh và vô tình chị ấy nghe được các cháu nói chuyện với nhau xưng hô và chửi rất rất bậy Vậy với tư cách là giáo viên chủ nhiệm tôi nên làm gì Cảm ơn các thầy cô... hở của mình bằng cách đặt lại một câu hỏi khác, rõ ràng và chính xác hơn: “Em nhắc lại thầy vừa giảng về phần gì?” Chắc chắn em học sinh đó sẽ không còn cách nào để chống chế, và tùy tình hình cụ thể mà bạn quyết 35 định cách xử lý phù hợp Nhưng dù biện pháp nào thì bạn phải tỏ ra hết sức nghiêm khắc để chấn chỉnh ngay hiện tượng học sinh thiếu lễ độ với giáo viên lại hay chống chế và lý sự “cùn” 17)... không thích khi các em nói “xấu” cô giáo A 3 Giải thích cho các em hiểu mỗi người có một phương pháp dạy riêng, không nên phê phán cô A dạy không hay Đây là một tình huống rất thường gặp và quả là khó xử đối với giáo viên Vào một lớp lạ dạy thay một đồng nghiệp của mình, đa số các thầy cô đều rất ngại vì có thể phương pháp của mình không giống với thầy cô đang dạy các em khiến các em không . CÁC TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM HAY VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT Trong quá trình dạy học, đôi khi có những tình huống giáo viên chúng ta cảm thấy khó giải quyết bởi các tình huống bất ngờ đến. giáo của mình. Dưới đây là một số tình huống sư phạm và cách giải quyết mà bản thân tôi đã gặp và sưu tầm được, xin chia sẻ cùng các thầy, cô và bạn đọc. • Tình huống 1: Trong giờ học, một nhóm. nào? => Cách giải quyết: Yêu cầu 1 trong 2 chuyển chỗ khác rồi tiếp tục giảng. * Tình huống 23: Giờ chữa bài tập, học sinh tìm ra cách giải khác -> làm thế nào? => Cách giải quyết: Nói

Ngày đăng: 28/07/2014, 07:15

Từ khóa liên quan

Trích đoạn

Bạn lờ đi coi như không biết và cho cả lớp ngồi xuống rồi bắt đầu bài giảng của mình 2 Bạn nhìn thẳng và gọi trực tiếp học sinh đó đứng lên chào giáo viên khi vào lớp.

Nhất định không cho học sinh vào lớp, phạt đứng ngoài cửa đến hết tiết học mới được vào lớp 3 Nhẹ nhàng ra hiệu cho học sinh vào lớp, tiếp tục giảng bài bình thường rồi hết tiết học mới gọ

Bạn kiên quyết để cho giám thị xử lý theo đúng nguyên tắc, đồng thời giải thích cho em đó biết mức độ vi phạm của mình và có hướng khắc phục Nhưng để không gây căng thẳng trong mối quan

Bạn khuyên em học sinh trước hết cần xem lại nhận định của mình có chính xác hay không hay chỉ là “cảm giác” như thế Sau đó em tìm một cơ hội nào đó để khéo léo tìm hiểu nguyên nhân cách

Nhắc nhở các em không tiếp tục làm bài mà chú ý vào nghe giảng Cuối giờ học, bạn dành ra vài phút để tâm sự với các em để tìm nguyên nhân và giúp các em tìm ra phương pháp học tập thích

Gặp riêng lớp trưởng hoặc một em học sinh học khá giỏi và có uy tín tronglớp để xác minh hiện tượng này Sau đó bạn sẽ quyết định cách xử lý để đảm bảo tính công bằng trong lớp học.

Lờ đi coi như không nghe thấy câu nói đó và “đánh trống lảng” sang chuyện khác 2 Tự ái, phê bình em học sinh đó về ý thức học tập.

Bạn sẽ nói rằng: “Vậy thì em có thể làm giúp cô được không?” Sau đó bạn nên khen ngợi em học sinh đó đồng thời nhắc nhở người trực nhật lần sau rút kinh nghiệm.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan